Khái niệm lập trình và Ngôn ngữ lập trình

1 Lập trình

  •  Viết chương trình để máy tính thực hiện

2 Ngôn ngữ lập trình (NNLT)

  • là ngôn ngữ cho phép lập trình

3 Các loại NNLT

  • NN Máy
  • Hợp ngữ
  • NN bậc cao

4 Chương trình dịch

4.1 Khái niệm

  • là chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng NN bậc cao sang chương trình thực hiện được trên máy

4.2 Phân loại

4.2.1 Ví dụ

  • Bạn cần giới thiệu về trường của mình
  • Bạn chỉ biết tiếng Việt
  • Đoàn khách đến từ nước Mĩ, chỉ biết tiếng Anh.
  •  Có hai cách để bạn thực hiện điều này
    • Cách 1
      • Bạn nói bằng tiếng Việt và người phiên dịch giúp bạn dịch sang tiếng Anh.
      • Sau mỗi câu hoặc một vài câu giới thiệu trọn một ý, người phiên dịch dịch sang tiếng Anh cho đoàn khách.
      • Sau đó, bạn lại giới thiệu tiếp và người phiên dịch lại dịch tiếp.
      • Việc giới thiệu của bạn và việc dịch của người phiên dịch luân phiên cho đến khi bạn kết thúc nội dung giới thiệu của mình.
      • Cách dịch trực tiếp như vậy được gọi là thông dịch.
    •  Cách 2
      • Bạn soạn nội dung giới thiệu của mình ra giấy, người phiên dịch dịch toàn bộ nội dung đó sang tiếng Anh, rồi đọc hoặc trao văn bản đã dịch cho đoàn khách đọc.
      • Như vậy, việc dịch được thực hiện sau khi nội dung giới thiệu đã hoàn tất.
      • Hai công việc đó được thực hiện trong hai khoảng thời gian độc lập, tách biệt nhau.
      • Cách dịch như vậy được gọi là biên dịch.

4.2.2 Phân loại: Có 2 loại chương trình dịch:

  • Biên dịch
  • Thông dịch

4.2.3 Thông dịch

  • Lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh
  • Không có chương trình đích để lưu trữ

4.2.4 Biên dịch

  • Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành chương trình đích để thực hiện trên máy
  • Cả chương trình nguồn và chương trình đích có thể lưu lại